HUYỆN ĐÔNG SƠN CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH !
date

Làng Minh Thành xã Đông Quang đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Minh Thành, thôn đạt chuẩn nông thôn mới

Đăng lúc: 17/09/2017 (GMT+7)
100%
Print

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm cách mạng tháng 8 va Quốc khánh 2/9 cán bộ, nhân dân Làng Minh Thành xã Đông Quang long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Minh Thành, thôn đạt chuẩn nông thôn mới, và danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh, về dự có Đ/C Lê Thị Phương huyện ủy viên, trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Đông Sơn, các đồng chí thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đông Quang, đông đảo cán bộ, Nhân dân làng Minh Thành.

                                                                                              

            Đình làng Minh Thành được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ 18 (trước năm 1740), trùng tu năm 2010, thờ thần người họ Cao, tên Hiểu, tự Văn trường, tên Thụy là Trung Trinh, người Bảo Sơn, quận Quảng Đông, học vị tiến sĩ, làm quan đến chức thừa tướng thời nhà tống, thọ 103 tuổi. Sau khi mất được phong tặng “thượng đẳng phúc thần”. ngoài ra đình còn thờ bà chúa làng cung tần Trần Thị ngọc Cảnh và danh bia các anh hùng liệt sỹ của làng đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.  Đình Làng Minh Thành được công nhận di tích lịch cấp tỉnh càng có ý nghĩa hơn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong làng và du khách thập phương.

     Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM thôn Minh Thành phát huy nội lực, huy động ngoại lực cùng chung tay xây dựng quê hương, với sự đoàn kết quyết tâm cao của cấp ủy chi bộ, sự đồng lòng của Nhân dân, sự quan tâm của các cấp cùng với sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của con em xa quê, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể sau 2 năm Làng Minh Thành đã huy động gần 5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng trên 4 tỷ đồng, hiến 150 m2 đất và trên 10.000 ngày công. Các công trình đường giao thông, kênh mương nội đồng được đầu tư là điều kiện để nhân dân phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, góp phần nâng cao nâng cao sản lượng lương thực từ 600 đến 700 tấn/ năm, các ngành nghề dịch vụ phát triển mạnh thu hút lượng lao động có việc làm trên 98%, thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 5%, văn hóa xã hội phát tiển, quốc phòng an ninh được đảm bảo, chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, thôn đã hoàn thành 14/14 tiêu chí nông thôn mới đúng lộ trình.

      Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình làng Minh Thành, thôn đạt chuẩn nông thôn mới, là dịp để cán bộ và nhân dân thôn Minh Thành tiếp tục phấn đấu về mọi mặt để không những giữ vững các danh hiệu mà còn tiếp tục nâng cao các tiêu chí, phấn đấu năm 2017 bình quần thu nhập trên đầu người đạt 36 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%, luôn là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của xã.

Qua 20 năm vươn lên từ gian khó, phát huy những lợi thế của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - nơi nền công nghiệp phát triển mạnh nhất của cả nước - với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhất là tiềm năng về đất đai phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, tiêu, cà phê, ca cao; cùng với việc nhạy bén nắm bắt thời cơ, xu hướng phát triển của đất nước và của thế giới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã sáng suốt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, kết hợp với sự điều hành quyết liệt, có hiệu quả của UBND tỉnh; sự đồng tâm, hiệp lực của các cấp, các ngành và nhất là sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Bình Phước đã và đang vươn mình bước vào tuổi 20. Bình Phước đang mang dáng dấp của một tỉnh công nghiệp với 13 khu công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch trên 5.211ha; diện tích cây công nghiệp phủ khắp mọi nơi đã tạo một thế đứng vững chắc trong sự phát triển chung của đất nước.

2. Từ một tỉnh kinh tế nông nghiệp là chủ lực, đến nay, cơ cấu kinh tế đang từng bước tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tỷ trọng công nghiệp xây dựng từ 3,89% (năm 1997) tăng lên 28,7% năm 2016; dịch vụ tăng từ 24,06% lên 37,5% và nông - lâm nghiệp từ 72,05% giảm xuống còn 33,8%. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 6,57 lần so với năm 1997; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,1 triệu đồng/người/năm.

Phát huy thế mạnh về nông nghiệp, tỉnh đã thực hiện đúng đắn chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, lựa chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao; trên cơ sở đó, quy hoạch, định hướng và có chính sách tập trung đầu tư phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, Bình Phước thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, phát huy nội lực các thành phần kinh tế; đưa công nghiệp trở thành thế mạnh của tỉnh.

Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có nhiều bước tiến mới, quan hệ quốc tế không ngừng được mở rộng. Thị trường xuất khẩu được mở rộng từ 17 quốc gia (năm 1997), đến nay đã xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Doanh nghiệp đầu tư vào Bình Phước không ngừng tăng lên qua mỗi năm; đến nay đã có trên 4.614 doanh nghiệp và trên 152 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động tại tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông huyết mạch để làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển… Trong điều kiện những năm đầu còn khó khăn, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã dành nguồn ngân sách đáng kể mở rộng các tuyến đường quốc lộ 13, quốc lộ 14 chạy qua tỉnh để hôm nay trở thành những tuyến giao thông huyết mạch. Với những kết quả đạt được, Bình Phước đã và đang trở thành địa điểm đầu tư đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3. Đối với các vấn đề xã hội, nhờ tập trung chỉ đạo và quan tâm đầu tư hợp lý nên có nhiều tiến bộ trên mọi lĩnh vực và phát triển tương đối toàn diện. Kết quả từ việc đầu tư các chương trình, dự án trong thời gian qua, cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội của tỉnh đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở các xã vùng sâu, vùng xa, đường nhựa chạy về các xã, tận thôn bản khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương trao đổi hàng hóa, chất lượng thụ hưởng các phúc lợi xã hội ngày càng được nâng cao; người dân có điện thắp sáng, có nước sạch để sử dụng; trẻ em trong độ tuổi đi học được đến học trong những ngôi trường ngói hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ngày càng được cải thiện và nâng cao, được thụ hưởng nhiều dịch vụ y tế. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển về quy mô và chất lượng; các trường đào tạo nghề được xây mới đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 2 trường chuyên; 462 trường học ở các cấp học, 01 trường cao đẳng sư phạm, 01 trường cao đẳng nghề và hàng chục trường trung cấp nghề khác. Chất lượng dạy và học không ngừng được cải thiện và nâng cao. Điều đáng tự hào là Trường THPT chuyên Quang Trung của tỉnh nằm trong tốp 10 trường có chất lượng cao trong cả nước; nơi ươm mầm nguồn nhân lực trình độ cao cho địa phương. Trường THPT chuyên Bình Long dù mới thành lập được 3 năm cũng đã đào tạo được nhiều học sinh xuất sắc; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt 100%; tỷ lệ đậu đại học hàng năm đạt 100%.

Đáng chú ý trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội là kết quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Là một tỉnh có 41 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào di cư từ miền Bắc vào an cư lập nghiệp ngày càng đông (trung bình mỗi năm khoảng 30 ngàn người) kéo theo nhiều khó khăn cả về đời sống và dân trí. Tuy nhiên, các cấp, các ngành trong tỉnh đã kết hợp thực hiện nhiều chương trình của Chính phủ và của địa phương nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào xóa đói giảm nghèo, an cư lạc nghiệp. Năm 1997, tỷ lệ hộ đói, nghèo trong toàn tỉnh là 17,82%, đến nay, sau 20 năm, không còn hộ đói giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,95% theo chuẩn cũ và 5,65% theo chuẩn mới. Song song với việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, tỉnh chủ trương thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo nghề phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm của từng vùng. Các chương trình, dự án liên kết với các cơ sở đào tạo cũng được thực hiện có hiệu quả, bố trí công ăn việc làm sau đào tạo. Đến năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp trong toàn tỉnh dưới 3,5%; tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 44%. Nhằm tạo nguồn quỹ cho người nghèo bền vững, tỉnh đã và đang triển khai trồng 4.000 héc ta cao su làm Quỹ an sinh xã hội. Việc làm này được sự đồng thuận cao và dư luận đánh giá tích cực với cách làm của một tỉnh còn nhiều việc phải làm như Bình Phước.

4. Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố. Công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ từng bước được kiện toàn. Đội ngũ cán bộ, công chức được bổ sung toàn diện cả về chất và lượng; trình độ chuyên môn ngày càng được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển. Trong các nhiệm kỳ qua, BCH Đảng bộ tỉnh đã xây dựng các chương trình đột phá về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện chương trình này, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách quy định trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh. Đến nay, cán bộ, công chức khối Đảng và Nhà nước là 5.690 người; viên chức 35.924; 80% công chức, viên chức có trình độ đại học.  Hàng năm, công tác quy hoạch, bố trí điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện một cách hợp lý, nền nếp, khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của từng ngành, địa phương trong tỉnh.

Với những thành quả đã đạt được trong 20 năm xây dựng và phát triển, mỗi người dân Bình Phước đều nhận thấy rằng, tuy tỉnh ta còn nhiều gian khó, song cũng chứa chan niềm tự hào. Hai mươi năm qua, với quyết tâm, nỗ lực vươn lên, không cam chịu đói nghèo của Đảng bộ, chính quyền và quân dân Bình Phước, kinh tế xã hội của tỉnh đã phát triển vượt bậc cả về chất và lượng; các tiềm năng kinh tế được khai thác một cách có hiệu quả, hệ thống chính trị được củng cố, an ninh quốc phòng được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, sự thay đổi mạnh mẽ trong vùng sâu, vùng xa và trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh. Những kết quả đó là nền tảng cơ bản để tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chúng ta, mỗi người con Bình Phước đều có thể tin tưởng và khẳng định rằng, Bình Phước có đầy đủ tiềm năng trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng vươn lên thành một tỉnh tầm cỡ trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thế đứng vững chắc trong sự phát triển chung của đất nước.

Thực hiện: Văn Hữu